Cách phát hiện và tránh hành vi lừa đảo, gian lận trên P2P

Các nội dung chính

  • Bảo vệ người dùng là ưu tiên hàng đầu của Binance, Binance đã triển khai các biện pháp bảo mật phức tạp và mạnh mẽ trên toàn hệ sinh thái của mình. Tuy nhiên, tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại gian lận và lừa đảo là chính người dùng. Khi bạn giao dịch P2P, điều quan trọng là phải biết các chiến thuật lừa đảo phổ biến nhất để có thể nhận ra chúng.
  • Đừng đánh dấu giao dịch là hoàn tất trước khi bạn đảm bảo đã kiểm tra tài khoản hoặc ví tiền mã hóa của mình và xác nhận rằng đã nhận được số tiền bạn được cho là đến từ giao dịch P2P. 
  • Luôn chụp ảnh màn hình tất cả các giao dịch của bạn để làm bằng chứng rằng chúng đã được hoàn tất. Đừng ngần ngại báo cáo bất kỳ hành vi đáng ngờ nào.

Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu cách phát hiện các mánh lừa đảo và gian lận phổ biến trên các thị trường P2P để luôn giao dịch một cách an toàn và bảo mật.

Giao dịch Peer-to-Peer (P2P) cho phép người dùng mua và bán tiền mã hóa trực tiếp với một người khác bằng các phương thức thanh toán và đơn vị tiền tệ ưa thích của mình. Về mặt lịch sử, giao dịch P2P là một trong những phương thức đầu tiên được mọi người sử dụng để giao dịch tiền mã hóa trước khi các sàn giao dịch tập trung đầu tiên xuất hiện.

Một số mánh gian lận và lừa đảo P2P phổ biến là gì?

Mặc dù sự an toàn của người dùng là ưu tiên hàng đầu của Binance, nhưng bạn luôn cần phải cảnh giác. Cách bảo vệ tốt nhất cho người dùng của bất kỳ nền tảng giao dịch P2P nào là nhận thức được các chiến thuật lừa đảo phổ biến nhất, từ đó bạn có thể trang bị tốt hơn cho mình để tránh mắc lừa. Dưới đây là một số mánh lừa đảo P2P phổ biến bạn nên biết.

Lừa đảo tình cảm

Thoạt nhìn, điều này có vẻ như là thứ chúng ta sẽ không mắc phải, nhưng hình thức lừa đảo này lan rộng hơn bạn nghĩ. Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, vào năm 2019, hơn 25.000 nạn nhân đã báo cáo tổng cộng 201 triệu USD thiệt hại do lừa đảo tình cảm, đây là loại tội phạm được báo cáo nhiều thứ hai cho FBI trong năm đó.

Trong kịch bản này, kẻ lừa đảo tìm kiếm nạn nhân thông qua các ứng dụng hẹn hò như Tinder và xây dựng mối quan hệ trực tuyến với họ, dần dần tạo dựng lòng tin. Sau một thời gian, kẻ lừa đảo sẽ thao túng nạn nhân giúp đỡ hắn ta về vấn đề tài chính bằng cách gửi một số Bitcoin hoặc tiền điện tử khác. Điều mà nạn nhân không biết là kẻ lừa đảo đã cung cấp thông tin chi tiết của một người bán tiền điện tử không liên quan, người này sau đó sẽ vô tình gửi tiền từ nạn nhân cho kẻ lừa đảo, nghĩ rằng đó là một giao dịch tiền điện tử sang tiền mặt thông thường.

Đến lúc này, kẻ lừa đảo sẽ bỏ trốn với số tiền. Nạn nhân, nhận ra mánh khóe, sẽ cố gắng hủy giao dịch và báo cáo sự việc cho cảnh sát, cảnh sát sau đó sẽ tiến hành đảo ngược giao dịch và trừng phạt người bán tiền điện tử mà không bắt được kẻ lừa đảo thực sự.

Nhân viên hỗ trợ giả mạo

Tin nhắn hỗ trợ kỹ thuật giả mạo là một mánh lừa đảo phổ biến trong không gian tiền mã hóa và NFT.

Ví dụ: nếu bạn đang gặp khó khăn về kỹ thuật trên nền tảng P2P đã thiết lập và yêu cầu hỗ trợ trên nền tảng mạng xã hội, kẻ lừa đảo có thể nhận là nhân viên của sàn giao dịch P2P và đề nghị giúp đỡ bạn. Sau đó, nhân viên hỗ trợ khách hàng giả mạo có thể chuyển hướng bạn đến một trang web trông giống hệt trang web thật và thuyết phục bạn nhập thông tin tài khoản hoặc thông tin đăng nhập ví tiền mã hóa, khiến chúng dễ bị đánh cắp.

Để tránh bị lừa, hãy chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ từ sàn giao dịch P2P chính thức và kiểm tra kỹ miền trang web. Một số kẻ lừa đảo có thể gửi cảnh báo bảo mật giả mạo liên quan đến tài khoản của bạn qua email hoặc tin nhắn văn bản, nhưng các chiến thuật đều giống nhau. Đừng nhấp vào các liên kết không xác định trước khi bạn xác minh nguồn.

Lừa đảo bằng biên nhận giả

Bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ thông tin mà đối tác gửi cho bạn khi tham gia giao dịch P2P. Kẻ lừa đảo có thể chỉnh sửa ảnh chụp màn hình bằng kỹ thuật số và khẳng định rằng chúng đã hoàn tất trách nhiệm của mình trong giao dịch – thúc giục bạn thực hiện trách nhiệm của mình. Một khi bạn làm theo các yêu cầu của kẻ lừa đảo mà không thực sự kiểm tra xem bạn đã nhận được khoản tiền được cho là chúng đã gửi hay chưa, bạn có thể sẽ mất tiền với cơ hội nhận lại là rất nhỏ.

Để tránh bị lừa đảo biên lai giả, hãy luôn đảm bảo kiểm tra cẩn thận tài khoản ngân hàng hoặc ví tiền mã hóa của bạn để xác nhận rằng bạn thực sự đã nhận được số tiền được cho là đến từ giao dịch P2P. Chỉ mở khóa tiền của bạn khi đã xác nhận điều trên. Không bao giờ mở khóa tiền chỉ dựa trên biên lai.

Lừa đảo với hình thức chuyển nhầm

Đôi khi kẻ lừa đảo có thể cố gắng vô hiệu hóa giao dịch P2P sau khi đã hoàn tất. Kẻ lừa đảo có thể gọi cho ngân hàng của chúng để hủy giao dịch bằng cách tuyên bố rằng số tiền chuyển là sai hoặc tài khoản của chúng giao dịch đã bị hack. Trong trường hợp này, người bán không chỉ mất tiền sau khi mở khóa tiền mã hóa mà còn có thể bị đe dọa để không báo cáo giao dịch đã hủy cho cơ quan chức năng.

Để chống lại kiểu lừa đảo này, đừng để bị đe dọa bởi những chiến thuật hù dọa và hãy bình tĩnh thu thập bằng chứng, chẳng hạn như ảnh chụp màn hình, phản hồi của bạn và giao dịch với tội phạm.

Gian lận bồi hoàn

Những kẻ gian lận cũng có thể tận dụng tính năng bồi hoàn có sẵn trên một số nền tảng P2P. Khi giao dịch P2P được hoàn tất, tội phạm sẽ gửi yêu cầu bồi hoàn và báo cáo rằng chúng chưa bao giờ cho phép chuyển tiền. Chúng thậm chí có thể tuyên bố rằng giao dịch đó là gian lận hoặc được thực hiện do nhầm lẫn để khoản thanh toán ban đầu được hoàn lại. Giống như lừa đảo biên lai giả, điều này xảy ra nếu người bán vội vàng chấp thuận giao dịch mà không kiểm tra xem tiền đã có trong tài khoản của họ hay chưa.

Để tránh kiểu lừa đảo này, hãy tạo thói quen giữ ảnh chụp màn hình các giao dịch của bạn làm bằng chứng rằng chúng đã được hoàn tất. Điều này sẽ làm cho quá trình khiếu nại suôn sẻ hơn nhiều khi bạn liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để chống lại các nỗ lực bồi hoàn của kẻ lừa đảo.

Lừa đảo chi phiếu/séc

Những kẻ xấu có thể thử gửi khoản thanh toán bằng chi phiếu bị trả lại – một chi phiếu không thể chuyển thành tiền mặt do không đủ tiền trên tài khoản được liên kết – hoặc chỉ cần hủy chi phiếu sau khi lập hóa đơn. Để bảo vệ người dùng của chúng tôi, Binance P2P không hỗ trợ chi phiếu làm phương thức thanh toán vì các giao dịch này có thể làm tăng rủi ro và sự không chắc chắn. Do đó, người dùng không bao giờ nên chấp nhận bất kỳ khoản thanh toán nào bằng chi phiếu và cũng cần hết sức thận trọng để đảm bảo rằng đối tác của bạn không gửi chi phiếu cho bạn thay vì phương thức thanh toán được đề cập trên quảng cáo.

Nguồn: Binance

Về bangmap

Mọi bài viết chỉ vì mục đích thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư và không có giá trị như một lời khuyên đầu tư. Mục tiêu duy nhất của chúng tôi là cung cấp cho người dùng những tin tức và cập nhật mới nhất trong hệ sinh thái Cardano.

Kiểm tra thêm

Vai trò của Node 9.0.0 trong Hard Fork Chang

Cardano đang đứng trước bước ngoặc của một sự chuyển đổi quan trọng với sự …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *